Kiến thức y dược
Chống chỉ định và những lưu ý khi sử dụng thuốc Cefradin
Cefradin là một kháng sinh cephalosporin bán tổng hợp, cefradin được xếp vào loại cephalosporin thế hệ 1 có tác dụng diệt khuẩn được bác sĩ chỉ định để chữa các bệnh do vi khuẩn gây ra về đường hô hấp dưới hay trên và một số bệnh mãn tính khác.
Thông tin về thuốc Cefradin
Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Tên khác : Cefradin
Tên Biệt dược : Arlico Cefradine; Bifradin 500mg; Etexcefdoral Caps
Thuốc biệt dược mới : Bestacefdine, Cefradin 500 mg, Cefradin 500mg, Cefradin 500mg, Cefradin VCP, Cefradine for injection
Dạng thuốc : Viên nang; Thuốc bột tiêm; Bột pha dung dịch tiêm
Thành phần : Cefradine
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nang: 250 mg, 500 mg.
Bột hoặc siro pha dịch treo để uống: 125 mg/5 ml, 250 mg/5 ml.
Bột pha tiêm: 250 mg, 500 mg, 1 g, 2 g có chứa natri carbonat hay arginin làm chất trung hòa.
Tác dụng Cefradine như thế nào?
Cefradine có phổ tác dụng trung bình, tác dụng trên vi khuẩn gram dương như tụ cầu, liên cầu, phế cầu( trừ liên cầu kháng methicillin).
Thuốc cũng tác dụng trên một số vi khuẩn gram âm như E.coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis và Shigella.
Các chủng kháng: enterococcus, Staphylococcus kháng methicillin, Proteus có phản ứng indol dương tính, các
Enterobacter, Pseudomonas aeruginosa, Bacteroid.
Chỉ định :
- Cefradin được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn da và cấu trúc da, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng đường niệu không biến chứng, viêm tuyến tiền liệt và nhiều bệnh nhiễm khuẩn nặng và mạn tính khác.
- Nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang) và thận.
- Viêm da và mô mềm
- Điều trị dự phòng trong phẫu thuật.
- Viêm tai giữa do Influenzae
Chống chỉ định
Trong các trường hợp dị ứng hoặc mẫn cảm với cefradin.
Cefradin được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn da và cấu trúc da
Liều dùng và cách dùng thuốc như thế nào?
Cách dùng:
Người bệnh nên dùng theo hướng dẫn mà bác sĩ và dược sĩ đã chỉ định về thời điểm và cách thức dùng thuốc và phải luôn đọc kỹ nhãn thuốc. Dược sĩ có thể hỗ trợ bạn nếu bạn có thắc mắc.
Liều dùng thuốc Cefradin
Chỉ nên uống theo liều mà bác sĩ kê đơn, bởi vì liều dùng thuốc Cefradin ở người lớn hay trẻ em đều khác nhau. Liều dùng thuốc Cefradin sẽ được bác sĩ dựa vào tình trạng sức khỏe và đáp ứng được điều trị đối với mỗi bệnh nhân.
Đối với dạng uống:
Người lớn: Nên uống 250 đến 500 mg/ lần, một ngày uống 4 lần hoặc dùng 0,5 đến 1g/ lần, 2 lần/ ngày. Nếu người bệnh bị nhiễm khuẩn nặng thì có thể tăng liều lên đến 1g/ lần, ngày uống 4 lần.
- Những bệnh nhân nhiễm trùng nặng: dùng liều 2 - 4g/ ngày và được chia thành 4 liều dùng bằng đường tiêm bắp sâu/ tiêm tĩnh mạch
- Phòng ngừa đối với tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật: tiêm tĩnh mạch/ tiêm bắp từ 1 - 2h trước khi tiến hành phẫu thuật.
Đối với trẻ em thì có thể dùng từ 25 đến 50 mg/kg/ngày, mỗi ngày dùng khoảng 2 -4 lần.
Đối với dạng tiêm:
Liều dùng cho người lớn: Bạn nên tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp từ 0,5 - 1 g/ lần, ngày dùng 4 lần; nếu nặng có thể tăng lên đến 8g/ ngày.
Liều dùng cho trẻ em: 50 - 100 mg/kg/ngày, ngày dùng 4 lần
Thuốc Cefradin có thể gây ra tác dụng phụ không?
Bất kể loại thuốc nào khi sử dụng sẽ có thể gặp một số phản ứng không mong muốn. Dưới đây là một số tác dụng phụ của thuốc Cefradin mà bạn có thể gặp phải:
- Sốt cao kèm theo các phản ứng tương tự như bệnh huyết thanh và sốc phản vệ
- Bạch cầu tăng
- Cảm giác buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm đại tràng
- Nổi mề đay, da bị phát ban nặng
- Sưng tại vùng tiêm bắp và viêm tĩnh mạch huyết khối,...
- Ảnh hưởng đến chức năng gan, thận
- Da vàng, biểu hiện của viêm gan, ứ mật
- Chảy máu, mất bạch cầu hạt
- Nôn mửa.
- Đau nhức đầu.
- Bị lú lẫn.
- Mắc phải chứng tưa miệng.
- Luôn trong cảm giác lo sợ.
- Ợ nóng hay có thể bị đau thắt ngực.
- Nhiễm trùng ở vùng âm đạo.
- Choáng váng.
- Rơi vào tình trạng khó ngủ.
- Nổi phát ban ở cơ thể.
- Nổi sốt.
- Cứng hay có thể bị đau khớp.
- Viêm thận, hay có thể giảm lượng nước tiểu mỗi ngày. Lượng nước tiểu có màu đục, bị sưng phù và đau nhức
- Viêm gan, vàng da ứ mật
- Sưng phù ở mặt, môi, lưỡi, đau thắt ngực và khó thở hoặc ngứa da.
Trong thời gian dùng thuốc Cefradin cần báo gấp cho các bác sĩ nếu gặp phải một số tác dụng phụ sau:
- Tiêu chảy đi ra máu ở mức độ nặng.
- Bị sưng mặt, môi, lưỡi hay có thể bị khó thở
- Bị rộp da ở mức độ nặng.
Tuy nhiên, đó chưa phải là danh sách của tất cả những tác dụng không mong muốn và những người có thể gặp phải. Không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc Cefradin ai cũng gặp phải những triệu chứng như trên. Vậy nên tốt nhất để tránh gặp phải những triệu chứng không tốt ở mức độ nặng mọi người hãy nhanh chóng ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ tư vấn thăm khám.
Thuốc Cefradin có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy
Cần lưu ý những điều gì khi sử dụng Cefradin?
Những trường hợp nào không nên dùng thuốc Cefradin:
- Chống chỉ định sử dụng thuốc Cefradin trong những trường hợp người bị dị ứng với thành phần của thuốc này hoặc thuốc khác
- Thông báo với bác sĩ nếu bạn mắc bất kỳ tình trạng về thận, vì bạn có thể phải dùng liều thuốc thấp hơn bình thường
- Người quá mẫn với thực phẩm, hóa chất
- Đang có ý định dùng thuốc này cho người cao niên hoặc trẻ em
- Bệnh nhân bị suy thận, suy gan
- Không nên dùng thuốc Cefradin cho người đang bị tiểu đường vì khi bạn sử dụng các xét nghiệm hóa chất để kiểm tra lượng đường trong nước tiểu, cefradine có thể gây ra kết quả dương tính sai lệch
- Mắc tình trạng không thể dung nạp một số loại đường, vì thuốc này có chứa lactoza.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú bằng sữa mẹ
- Người đang hoặc sắp phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa
Tương tác thuốc
Khi dùng đồng thời thuốc Cefradin với các thuốc gây độc với thận như aminosid, furosemid, acid ethacrynic... sẽ làm tăng độc tính với thận.
Dùng đồng thời probenecid uống sẽ cạnh tranh ức chế bài tiết của đa số các cephalosporin ở ống thận, làm chậm thải trừ, do đó kéo dài tác dụng của Cefradine.
Theo TS, giảng viên khoa Dược, Cao đẳng Y Dược Nha Trang tổng hợp