Kiến thức y dược

Thứ năm: 10/10/2019 lúc 17:16
Nhâm PT

Cephalexin là thuốc gì, có tác dụng như thế nào?

Cefalexin là thuốc kháng sinh uống, nhóm cephalosporin thế hệ 1 có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm khuẩn như bệnh tai mũi họng, nhiễm trùng đường tiểu… Cùng tìm hiểu rõ hơn về tác dụng, liều dùng, cách dùng thuốc Cephalexin bên dưới đây.

Cephalexin là thuốc gì?

Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm

Tên Biệt dược: Broncocef; CefabioTicaceuTicals; Cefakid 250mg

Thuốc biệt dược mới: Cephalexin 500 mg, Cephalexin 500 mg, Cephalexin 500-HV, Cephalexin 500mg,

Cephalexin 500mg, Cephalexin 500mg

Dạng thuốc: viên nang; ; Thuốc bột uống; Thuốc cốm; Viên nang cứng

Thành phần: Cephalexin

Tác dụng của thuốc Cephalexin

Cephalexin có phổ tác dụng trung bình, tác dụng trên các vi khuẩn gram dương như tụ cầu, liên cầu, phế cầu( trừ liên cầu kháng methicillin). Cephalexin cũng có tác dụng trên một số vi khuẩn gram âm như E.coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis và Shigella.

Cephalexin có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm khuẩn như bệnh tai mũi họng

Cephalexin có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm khuẩn như bệnh tai mũi họng

Chỉ định Cefalexin

Thuốc Cephalexin  là thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị những bệnh dưới đây:

  • Nhiễm khuẩn tai mũi họng: viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amydale và viêm họng.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phế quản cấp và mãn và giãn phế quản có bội nhiễm.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: viêm bể thận cấp và mãn, viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn đường niệu tái phát.
  • Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa.
  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương.
  • Bệnh lậu và giang mai (khi dùng penicilline không phù hợp)
  • Trong nha khoa: tạm thời điều trị phòng ngừa với penicilline cho bệnh nhân mắc bệnh tim phải điều trị bệnh ổ răng.
  • Cefalexin được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn gram dương và gram âm nhạy cảm.

Chống chỉ định Cefalexin

Không dùng thuốc cho người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin, người bệnh có tiền sử sốc phản vệ do penicilin hoặc phản ứng trầm trọng khác qua trung gian globulin miễn dịch IgE.

Liều lượng và cách dùng kháng sinh Cefalexin

Cách dùng kháng sinh Cefalexin:

Kháng sinh Cefalexin thường được dùng theo đường uống, cách dùng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ. Trước khi uống cần phải kiểm tra thuốc bằng mắt thường để tránh trường hợp thuốc bị đóng cặn hay biến đổi màu sắc. Với Cefalexin được bào chế theo dạng hỗn dịch, cần lắc đều chai trước khi uống. Cần lưu ý, đo liều dùng bằng muỗng đo lường theo quy định.

Nên dùng Cefalexin đúng liều lượng thuốc và duy trì ở mức độ ổn định vào những khoảng thời gian phù hợp và cân đối.

Nên dùng Cefalexin đúng liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nên dùng Cefalexin đúng liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Liều dùng:

Kháng sinh Cefalexin, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp với từng đối tượng cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn.Thuốc được chia thành nhiều liều nhỏ và thời gian dùng thuốc cách nhau 6 giờ mỗi lần và uống trước bữa ăn 1 giờ. Người dùng không tự ý điều chỉnh tăng hoặc giảm liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

- Liều dùng Cefalexin đối với người lớn:

Người lớn có thể sử dụng liều từ 1 - 4g chia thành các liều nhỏ. Liều thường dùng là 500mg mỗi lần, uống cách nhau 6 giờ/lần. Đối vưới trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc bị nhiễm bởi khuẩn kém cảm thụ, cần điều chỉnh liều cao hơn sao cho phù hợp.

Liều thông thường khi điều trị viêm bàng quang:

Dùng 250 mg/lần, mỗi liều cách nhau 6 giờ hoặc 500 mg/lần, mỗi liều cách nhau 12 giờ. Điều trị trong 7 đến 14 ngày

Liều thông thường khi điều trị viêm tai giữa:

Dùng 500 mg/lần, mỗi liều cách nhau 6 giờ, điều trị trong 10 đến 14 ngày

Liều thông thường khi điều trị viêm họng:

Dùng 250 mg/lần, mỗi liều cách nhau 6 giờ hoặc 500 mg/lần, mỗi liều cách nhau 12 giờ

Liều người lớn thông thường cho viêm tủy xương:

Dùng 500 mg uống mỗi 6 giờ, điều trị trong khoảng 4 đến 6 tuần, tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Liều thông thường khi điều trị viêm tuyến tiền liệt:

Dùng 500 mg/lần, mỗi liều cách nhau 6 giờ, điều trị trong 14 ngày

Liều thông thường khi điều trị viêm đường tiết niệu:

Dùng 500 mg/lần, mỗi liều cách nhau 6 giờ, điều trị trong 14 ngày

Liều thông thường khi điều trị nhiễm trùng đường hô hấp:

Dùng từ 250 đến 500 mg/lần, mỗi liều cách nhau khoảng 6 giờ, điều trị trong 7 đến 10 ngày

Liều thông thường khi điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn:

Dùng từ 250 đến 500 mg/lần, mỗi liều cách nhau khoảng 6 giờ. Điều trị trong 7 đến 21 ngày tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng

- Liều dùng kháng sinh Cefalexin đối với trẻ em:

Liều thường dùng  mỗi ngày kháng sinh Cefalexin cho trẻ em từ 25 - 50mg/kg, chia thành 4 liều nhỏ và uống cách nhau 6 giờ mỗi lần.

Đối với trẻ em có trọng lượng 10kg: dùng Cefalexin với liều lượng là 62,5 - 125mg;

Đối với trẻ em có trọng lượng 20kg: dùng Cefalexin với liều từ 125 - 250mg;

Đối với trẻ em có trọng lượng 40kg: liều thường dùng là 250 - 500mg.

Trong trường hợp trẻ em bị nhiễm khuẩn nặng cần điều chỉnh tăng liều gấp đôi. Trong điều trị viêm họng nhiễm khuẩn và viêm bàng quang cấp tính, liều dùng mỗi ngày có thể chia thành 2 lần với thời gian cách nhau 12 giờ/lần. Điều trị viêm tai giữa, cần dùng liều từ 75 - 100mg/kg/ngày và chia thành 4 liều nhỏ.

Tác dụng phụ của Cefalexin

Bên cạnh tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh thì cefalexin cũng có thể gây ra những bất lợi cho người sử dụng. Người sử dụng cần biết để có thể phòng tránh những bất lợi do thuốc gây ra.

Tác dụng không mong muốn Cefalexin có thể kể tới như:

  • Buồn nôn, nôn và hiếm gặp viêm ruột do kháng sinh, đầy bụng, nhức đầu.
  • Hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chứng khó tiêu, chán ăn
  • Phản ứng dị ứng ngoại ban, ngứa, mày đay
  • Phản ứng kiểu bệnh huyết thanh, sốt, đau khớp
  • Phản ứng phản vệ, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì do nhiễm độc, rối loạn enzym gan, viêm gan và vàng da ứ mật nhất thời
  • Hệ sinh dục - tiết niệu: bệnh Candida sinh dục, viêm âm đạo, ngứa âm hộ.
  • Ðã có xảy ra chóng mặt, ù tai, điếc tai và thay đổi hành vi tập tính ở trẻ nhỏ khi dùng cefalexin.
  • Tăng bạch cầu ái toan và rối loạn máu, viêm thận kẽ hồi phục, kích động, rối loạn giấc ngủ, ảo giác, lú lẫn, tăng trương lực cơ.

Thận trọng khi dùng Cephalexin

Cần thận trọng khi dùng Cephalexin cho phụ nữ mang thai. Chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng phụ của thuốc đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên bạn cần thông báo với bác sĩ nếu bạn thuộc trường hợp này.

Bạn cần báo với bác sĩ nếu bạn mắc các bệnh lý do đường huyết tăng cao

Người đang cho con bú không nên sử dụng loại thuốc này vì Cephalexin có thể thải trừ một hàm lượng thuốc qua sữa mẹ,

Trong điều trị dài ngày với cefalexin, phải thực hiện định kỳ các kiểm tra chức năng huyết, thận và gan. Thận trọng khi dùng  thuốc này cho các bệnh nhân có tiền sử bệnh dạ dày là bệnh viêm đại tràng.

Theo giảng viên khoa dược, Cao đẳng y dược Nha Trang tổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)