Kiến thức y dược

Thứ tư: 02/10/2019 lúc 10:35
Nhâm PT

Ceftriaxone là thuốc gì? Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Ceftriaxone

Ceftriaxone được biết đến là một kháng sinh dòng cephalosporin thế hệ thứ ba, nhóm bêta-lactam,có khả năng kháng khuẩn mạnh dùng để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn trong cơ thể như viêm mũi, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn ổ bụng… Bạn đã biết cách dùng và những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc hay chưa?

Thành phần của thuốc Ceftriaxone

Thành phần chính của thuốc Ceftriaxone là chất Ceftriaxone, một loại kháng sinh có công dụng kháng viêm, thường được dùng để tiêm vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch

Tên biệt dược: Ceftriaxone, Aximaron, Ceftriaxone ABC, Ceftriaxone sodium, Rovajec, Aciphin,…

Phân nhóm thuốc: Thuốc diệt ký sinh trùng

Dạng bào chế: Bột pha tiêm.

Dạng thuốc và hàm lượng:

 Lọ 250 mg, 500 mg, 1 g dạng bột để tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, có ống dung môi kèm theo. Dung môi để tiêm bắp chứa 1% lidocain. Dung môi tiêm tĩnh mạch chứa nước cất vô khuẩn.

Dược lý và cơ chế tác dụng:

Ceftriaxon là một cephalosporin thế hệ 3 có hoạt phổ rộng, được sử dụng dưới dạng tiêm. Tác dụng diệt khuẩn của nó là do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc Ceftriaxon bền vững với đa số các beta lactamase (penicilinase và cephalosporinase) của các vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Ceftriaxon thường có tác dụng in vitro và trong nhiễm khuẩn lâm sàng đối với các vi khuẩn đó là:

  • Gram âm ưa khí: Enterobacter aerogenes, Enterobacter cloacae, Acinetobacter calcoaceticus,Escherichia coli, Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng kháng ampicilin) Haemophilus parainfluenzae, Morganella morganii, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, Klebsiella oxytoca, Klebsiella pneumoniae, Serratia marcescens, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris.
  • Ceftriaxon cũng có tác dụng đối với nhiều chủng Pseudomonas aeruginosa.
  • Ceftriaxon không hấp thu qua đường tiêu hóa, do vậy được sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Tác dụng của thuốc Ceftriaxon

Ceftriaxon là một kháng sinh dòng cephalosporin thế hệ thứ ba, nhóm bêta-lactam thế hệ 3 có hoạt phổ rộng, được sử dụng dưới dạng tiêm. Tác dụng diệt khuẩn của nó là do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

Ceftriaxone có khả năng kháng khuẩn mạnh với phổ rộng nên được dùng trong điều trị các loại nhiễm khuẩn nặng.

Tuy tỷ lệ gây sốc phản vệ của ceftriaxone tương đối hiếm nhưng đã được các báo cáo ADR (những phản ứng có hại của thuốc) ghi nhận trong các thông báo từ trước của ngành y tế trong nước cũng như quốc tế.

Thuốc Ceftriaxone dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn máu, viêm màng não

Thuốc Ceftriaxone dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn máu, viêm màng não

 Chỉ định

Thuốc Ceftriaxone được chỉ định để điều trị các bệnh lý sau:

  • Ceftriaxon chỉ nên dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng.
  • Nhiễm khuẩn sinh dục
  • Nhiễm khuẩn ở thận
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (gồm cả viêm bể thận), viêm phổi, lậu, thương hàn, giang mai
  • Nhiễm khuẩn ở da
  • Nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp như viêm tai giữa, viêm phổi
  • Viêm màng trong tim
  • Nhiễm khuẩn xương khớp
  • Áp xe não
  • Nhiễm khuẩn ổ bụng
  • Các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với ceftriaxon kể cả viêm màng não
  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn trong các phẫu thuật, nội soi can thiệp (như phẫu thuật âm đạo hoặc ổ bụng).
  • Nhiễm khuẩn ổ bụng, xương khớp, da và mô liên kết.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng, đặc biệt là viêm phổi, viêm tai giữa.

 Chống chỉ định

Thuốc Ceftriaxone không được dùng cho các trường hợp sau:

  • Chống chỉ định dùng ceftriaxone cho trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da tăng bilirubin, đặc biệt ở trẻ sinh non.
  • Trường hợp người sử dụng bị dị ứng với cephalosporin
  • Trường hợp trẻ sơ sinh bị thiếu tháng. Với dạng thuốc tiêm bắp thịt, mẫn cảm với lidocain, không dùng cho trẻ dưới 30 tháng.
  • Trường hợp bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin.
  • Trẻ sơ sinh bị vàng da, giảm albumin huyết, nhiễm acid hoặc rối loạn gắn bilirubin.

Những cảnh báo khi sử dụng sản phẩm ceftriaxon

Những cảnh báo khi sử dụng sản phẩm ceftriaxone đã được ghi nhận như sau:

- Trước khi bắt đầu điều trị bằng ceftriaxon, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác.

- Cẩn trọng với những bệnh nhân có nguy cơ dị ứng chéo ở những người bệnh dị ứng với penicilin.

- Phải thận trọng xem xét liều dùng trong những trường hợp suy thận. Đối với người bệnh bị suy giảm cả chức năng thận và gan đáng kể, liều ceftriaxon không nên vượt quá 2g/ngày nếu như bạn không theo dõi được chặt chẽ nồng độ thuốc trong huyết tương của mình. Khả năng gây độc cho thận của các có thể bị tăng bởi colistin, gentamicin, furosemid. Do đó, người bệnh cần tránh kết hợp hoặc dùng đồng thời thuốc Ceftriaxon với những thuốc kể trên.

- Các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng ceftriaxon và các sản phẩm có chứa canxi qua đường tĩnh mạch chung hoặc khác đường truyền trong vòng 48 giờ.

- Bạn chỉ nên dùng thuốc cho người mang thai khi thật cần thiết.

 - Cần lưu ý các trường hợp sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh do tương tác giữa ceftriaxone và canxi

- Trước khi dùng ceftriaxone cho bệnh nhân cần phải hỏi kỹ tiền sử đã sử dụng sản phẩm có chứa canxi trong vòng 48 giờ

- Thuốc Ceftriaxon có thời gian bán hủy dài và hoạt phổ rộng nên khi bạn sử dụng thì  chỉ nên tiêm ngày 1 lần đối với tất cả các liều được bác sĩ chỉ định

- Thận trọng khi dùng thuốc Ceftriaxon đối với những bệnh nhân suy gan. Với trường hợp suy gan này, cần điều chỉnh giảm liều dùng không vượt quá 2g mỗi ngày.

Tác dụng phụ của thuốc Ceftriaxon

Theo như nghiên cứu và thử nghiệm thì tuốc Ceftriaxon có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn sau đây:

  • Một số tác dụng phụ thường gặp như tiêu chảy, phản ứng dị ứng như ngứa ngáy, nổi ban, mề đay. Các triệu chứng toàn thân bao gồm sốt, viêm tĩnh mạch, chóng mặt, đau đầu, phản vệ hoặc phù.
  • Nổi phát ban, khó thở hay sưng mặt, môi, lưỡi, mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.
  • Bị tiêu chảy hay đi đại tiện ra máu.
  • Cảm giác buồn nôn, ợ chua và bị đầy hơi
  • Cơ thể dễ bị thâm tím, ngứa nặng và bị tê đau các cơ.
  • Người bệnh có triệu chứng thiếu máu, mất bạch cầu hạt, rối loạn đông máu
  • Hoại tử biểu bì do nhiễm độc, rối loạn enzym gan, viêm gan và vàng da ứ mật nhất thời
  • Cơ thể sốt, ớn lạnh, sưng hạch hay có thể bị nổi mẩn ngứa.
  • Tăng bạch cầu ái toan và rối loạn máu (gồm giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tan huyết)
  • Tăng nhất thời các enzym gan trong khi điều trị bằng Ceftriaxon.
  • Có thể tiểu tiện ra máu, tăng creatinin huyết thanh.
  • Viêm thận kẽ hồi phục, kích động, rối loạn giấc ngủ, ảo giác, lú lẫn
  • Ngừng thuốc nếu có triệu chứng tăng trương lực cơ và choáng váng; ceftriaxon kết tủa calcium trong nước tiểu
  • Ceftriaxon có thể khiến các thử nghiệm galactose - huyết và glucose - niệu dương tính giả.
  • Ceftriaxone là một loại kháng sinh thuộc nhóm bêta-lactam nên cũng có thể gây ra phản ứng quá mẫn kể cả nhóm I (sốc phản vệ theo cơ chế tiền mẫn cảm-IgE) và nhóm IV
  • Ceftriaxon có thể làm tăng nồng độ bilirubin tự do từ đó đe dọa nhiễm độc thần kinh trung ương.
  • Dùng Ceftriaxon liều cao kéo dài có thể thấy trên siêu âm có hình ảnh giả sỏi đường mật do đọng muối calci của ceftriaxone
  • Da nhợt nhạt, da bị vàng, màu nước tiểu có màu sẫm.
  • Đi tiểu nhiều hơn so với mức bình thường hoặc là không đi tiểu. Bị đau dạ dày chỉ sau khi ăn một bữa.,..

Không dùng thuốc Ceftriaxon đối với các trường hợp phụ nữ có thai, người đang cho con bú

Không dùng thuốc Ceftriaxon đối với các trường hợp phụ nữ có thai, người đang cho con bú

Một số chuyên gia khoa dược, Cao đẳng Y Dược Nha Trang cho biết, không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc cũng gặp phải những tác dụng phụ như trên nên bạn cần theo dõi tình hình sức khỏe của mình và báo lại cho bác sĩ nếu gặp phải một số tình trạng khác.

Liều lượng - cách dùng thuốc Ceftriaxon an toàn

Cách dùng Ceftriaxon:

Còn tùy vào tình hình sức khỏe của mỗi người các bác sĩ sẽ chỉ định được liều dùng thuốc Ceftriaxon phù hợp. Theo đó, các bác sĩ có thể tiến hành tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều, bỏ liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ điều trị.

Liều lượng Ceftriaxon:

 Liều thường dùng đối với người lớn là từ 1 - 2g, có thể chia thành 1 hoặc 2 lần. Trường hợp bệnh nặng có thể tăng liều lên 4g.

Ceftriaxon có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Liều dùng dự phòng trong phẫu thuật là 1g tiêm tĩnh mạch 1 liều duy nhất ít nhất từ 0,5 - 2 giờ trước khi mổ.

Liều thông thường dành cho người lớn nhiễm khuẩn:

Bạn nên dùng ceftriaxone 2g tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ trong 14 ngày, tùy thuộc vào các chất, mức độ nhiễm trùng

Liều thông thường cho người bị lớn hạ cam mềm:

Nên dùng ceftriaxone 250mg tiêm bắp một liều duy nhất

Liều thông thường dành cho người lớn viêm mào tinh hoàn qua đường tình dục:

Bạn cần dùng ceftriaxone 250mg tiêm bắp một liều duy nhất, nên dùng 100mg doxycycline uống hai lần mỗi ngày trong 10 ngày để điều trị nhiễm trùng Chlamydia.

Liều thông thường dành cho người lớn viêm nắp thanh quản:

Bạn nên dùng thuốc ceftriaxone 2g tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ trong 7 đến 10 ngày, tùy thuộc vào các chất, mức độ nhiễm trùng.

Liều ceftriaxone thông thường cho người lớn viêm dạ dày ruột:

Dùng thuốc ceftriaxone 2g tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ. Thời gian điều trị là 7-10 ngày ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch

Liều dùng thuốc ceftriaxone đối với trẻ em:

Liều thường dùng mỗi ngày là 50 - 75mg/kg, có thể tiêm 1 lần hoặc 2 lầnm, không vượt quá 2g mỗi ngày.

Tương tác thuốc

- Không nên dùng chung thuốc ceftriaxone với các sản phẩm có chứa canxi, như dung dịch ringer lactate hoặc hartmann hoặc sử dụng cùng với các sản phẩm dinh dưỡng dùng qua đường truyền tĩnh mạch có chứa canxi.

- Thuốc ceftriaxone tương kỵ với các dung dịch chứa Ca

- Ðối kháng với chloramphenicol

- Không pha chung ống tiêm với aminoglycosid.

-Khi bạn dùng đồng thời thuốc ceftriaxone với các thuốc gây độc với thận như furosemid, acid ethacrynic, aminosid,... sẽ làm tăng độc tính với thận.

- Khuyến cáo sử dụng các kháng sinh khác cùng nhóm nếu có thể được.

- Chỉ sử dụng chung thuốc ceftriaxone trong trường hợp không còn sự lựa chọn nào tốt hơn nữa.

Thuốc Ceftriaxone tương tác với một số loại thuốc như: Các dung dịch có chứa Ca, thuốc Aminosid; thuốc Furosemid; thuốc Axit ethacrynic; thuốc Probenecid.

Lưu ý: Những thông tin về thuốc ceftriaxone trong bài viết chỉ mang tính tham khảo thêm, người dùng cần nghe theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc này.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)