Tin tức đời sống

Thứ bảy: 30/03/2019 lúc 17:20
Nhâm PT

Thói quen ôm hôn chó có thể mắc các bệnh ký sinh trùng từ thú cưng

Hiện nay, nuôi thú cưng đang trở thành môt trào lưu được rất nhiều người yêu thích. Tuy vậy, ít ai biết rằng những chú thú cưng còn tiềm ẩn trong mình rất nhiều mầm bệnh và sẵn sàng lây bệnh cho chúng ta bất cứ lúc nào.

Giun sán (giun đũa, giun móc và sán dây, sán chó)

Giun sán là một loại ký sinh trùng thường ký sinh trong ruột của chó mèo khiến cho chúng bị tiêu chảy. Giun sán cũng là một trong những bệnh thường hay bắt gặp ở người và động vật. Con người khi tiếp xúc trực tiếp với chúng dễ tạo cơ hội cho chúng xây nhà mới trên cơ thể người đặc biệt là trẻ em. Trẻ em thường dễ bị nhiễm sán chó do hay chơi đùa dưới đất, bốc thức ăn dưới đất bỏ vào miệng hoặc chơi với chó, vuốt ve lông chó rồi cho tay vào miệng.

Chính vì vậy, nếu thích nuôi động vật bạn luôn phải đưa thú cưng của mình đi khám sức khỏe thường xuyên xem chúng có bị mắc các bệnh về đường ruột hay không, cùng với đó phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ nhất là nuôi trong môi trường chật hẹp.

Nhiễm sán chó là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em

Nhiễm sán chó là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em

Sán chó có tên khoa học là Toxocara canis, hình tròn, dài giống như giun đũa ở người. Sán chó trưởng thành sống trong ruột non của chó, ấu trùng sán chó khi vào cơ thể người có thể chui qua thành ruột non theo đường máu đến các cơ quan nội tạng khác như gan, phổi, mắt và làm ảnh hưởng nặng đến sức khỏe, thậm chí nếu bị nhiễm nặng có thể dẫn tới tử vong.

Ấu trùng di chuyển đến phổi gây viêm phổi, đến mắt gây viêm xung quanh mắt hay gây bệnh ở võng mạc của mắt làm giảm thị lực, có thể làm mù mắt. Cũng có thể xâm nhập qua da gây hội trứng ấu trùng di chuyển ngoài da.

Trứng sán chó theo phân chó thải ra đất cát và phát triển thành ấu trùng, phát tán trong môi trường rồi nhiễm vào thức ăn, nước uống của người.

Đa số người bị nhiễm sán chó thường không có các biểu hiện gì dễ nhận thấy giai đoạn đầu nhiễm sán chó rất khó phát hiện mà rất dễ nhẩm lẫn với các bệnh khác của da liễu như da nổi mẩn ngứa, mụn nhỏ, đau bụng, ho, khò khè như bị suyễn...

Nhiều trường hợp phải kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu mới phát hiện bệnh nhân bị nhiễm sán chó.

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Đề - Nguyên trưởng bộ môn Ký Sinh trùng, trường Đại học Y Hà Nội cho biết, giun đũa chó và ký sinh trùng sán chó là hai loại ký sinh trùng dễ gặp nhất khi nuôi chó mèo.

Giun đũa chó mèo ký sinh ở ruột non của mèo, chúng hay đẻ trứng và theo phân ra ngoài. Những người mắc bệnh thường do nuốt phải trứng giun hoặc nuốt phải ấu trùng giun khi ăn thịt chó mèo chưa nấu chín.

Những người nuốt phải trứng giun, ấu trùng chui qua thành ruột di chuyển đến gan. Từ gan, ấu trùng qua hệ tuần hoàn và bạch huyết di trú đến các tổ chức khác như phổi, nội tạng ở bụng, mắt... gây ra các tổn thương ở nội tạng.

Bệnh nhiễm ấu trùng giun sán từ thú có các triệu chứng của phổi như ho, đau ngực, đau bụng, khó tiêu, tăng bạch cầu ưa axít không thường xuyên.

Bệnh dại

Người bị chó dại cắn, bị mèo mang vi rút bệnh dại cào ... nếu không tiêm phòng có thể bị phát bệnh dại. Thông tin từ Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế, vi rút dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn hoặc qua vết trầy xước trên cơ thể con người.

Bệnh dại được coi là một trong những hiểm họa vô cùng đáng sợ mà con người có thể gặp phải

Bệnh dại được coi là một trong những hiểm họa vô cùng đáng sợ mà con người có thể gặp phải

Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, bệnh này được gây ra bởi loại virut trong người những động vật có bệnh và lây lan qua vết cắn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của con người.

Khi phát bệnh dại có 2 thể bệnh chính: Thể Viêm não và Thể liệt. Thời gian đầu của người bị chó dại cắn sẽ cảm thấy đau nhức nơi vết cắn, vết cắn bị sưng tấy. Sau khi bị cắn, những dấu hiệu này lan rộng dọc theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết.

Có các triệu chứng kèm theo như sốt, đau đầu, lo lắng, trằn trọc, bồn chồn, thổn thức, la hét. Đồng tử giãn nên nhìn mắt bệnh nhân sáng long sòng sọc, xuất hiện co thắt hầu họng tự nhiên và thường tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.

Vì vậy, việc tiêm phòng dại cho chó mèo là hết sức cần thiết, bởi dù là thú cưng thì những chiếc răng sắc nhọn của chúng vẫn luôn có thể tấn công bạn bất cứ lúc nào.

Bệnh toxoplasmosis

Căn bệnh này thường lây từ mèo sang người bởi một sinh vật đơn bào có tên toxoplasmosis vì mèo hay ăn thức ăn sống. Bệnh này gây ra các triệu chứng rất giống cúm và thường biến mất trong vài tuần nhưng vi khuẩn vẫn sống trong cơ thể. Nếu đang mang thai nó có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho em bé.

Để phòng bệnh do chó mèo gây nên, đa số mắc sán chó mèo thường do chó mèo phóng uế ra môi trường nên cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, không để chó mèo phóng uế ra môi trường xung quanh, mọi người tránh tiếp xúc với phân chó mèo.

Tiêm phòng dại cho chó mèo, tẩy giun sán định kỳ cho chó mèo. Chó, mèo cũng cần được tắm rửa thường xuyên và không nên hôn hít, ôm hôn chúng. Khi tiếp xúc với đất, cát nhất là ở khu vực có nuôi chó mèo phải rửa bằng xà phòng, đặc biệt là trẻ em.

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã được cập nhật kịp thời những kiến thức cần thiết để nuôi thú cưng vừa đảm bảo thật tốt sức khỏe cho cả gia đình.

Cao đẳng Y Dược Nha Trang tổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

1 hành khách nhiễm Covid-19 đi xe khách, cách ly hàng loạt nhân viên bến xe

1 hành khách nhiễm Covid-19 đi xe khách, cách ly hàng loạt nhân viên bến xe

Sau khi chở một hành khách bị nhiễm Covid-19, hiện có 2 nhân viên của xe khách tuyến Việt Trì-Cửa Lò xuất hiện biểu...
38 học sinh ở Vĩnh Phúc sốt, ho, khó thở đang được theo dõi

38 học sinh ở Vĩnh Phúc sốt, ho, khó thở đang được theo dõi

Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 38 học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở hiện đang được theo dõi sức khoẻ là một trong...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)