Tin tức đời sống
Suy tuyến yên - Triệu chứng & Nguyên nhân gây bệnh
Suy tuyến yên còn được biết là sự suy giảm lượng hormone trong cơ thể, bệnh không được điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, làm chậm quá trình phát triển và một số bệnh lý khác liên quan.
Suy tuyến yên là bệnh gì?
Suy tuyến yên hay giảm hormone tuyến yên, tình trạng tuyến yên hoạt động yếu đi và không đủ lượng hormone cần thiết. Tuyến yên nằm ở dưới não nên được xem là tuyến chủ đạo. Đây sẽ là nơi giúp tuyến giáp, tuyến thượng thận và những cơ quan sinh dục khác sản xuất ra các loại hormone. Tình trạng rối loạn này sẽ ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau có thể ảnh hưởng dần dần hay đột ngột, kịch tính đến một; nhiều hay tất cả những tuyến khác.
Như chúng ta được biết tuyến yên đóng một vai trò khá quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng nước, chức năng tình dục, quá trình trao đổi chất cơ bản, phản hồi stress, huyết áp. Đối với những người mắc bệnh suy tuyến yên, những có quan hormone không thể làm việc như bình thường.
Những triệu chứng nhận biết bệnh suy tuyến yên
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết đối với một số bệnh nhân sẽ không có những triệu chứng cho biết bạn đang có nguy cơ mắc bệnh, cho đến lúc bệnh ở mức độ nghiêm trọng mọi người mới phát hiện và đi khám. Một số trường hợp bệnh xuất hiện một cách đột ngột. Tuy nhiên, những triệu chứng cơ bản nhất khi mắc bệnh như: mờ mắt, đau đầu, cứng cổ hay tăng độ nhạy cảm với ánh sáng.
Bên cạnh đó, những triệu chứng bệnh còn phụ thuộc vào hệ thống cơ quan bị ảnh hưởng. Tuyến giảm sẽ bị ảnh hưởng sẽ tạo ra cho bạn cảm giác mệt mỏi và yếu, tình trạng táo bón, bụng đầy hơi và tăng cân bất thường. Buồng trứng cũng bị ảnh hưởng và gây ra sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt, phần âm đạo bị khô và đau khi giao hợp. Đối với nam giới tinh hoàn bị ảnh hưởng có thể gây nên tình trạng về cương dương. Đồng thời, tuyến tượng thận cùng bị ảnh hưởng gây yếu, chóng mặt khi đứng, đau ở vùng eo và dạ dày bị mệt. Trẻ mắc bệnh suy tuyến giáp sẽ chậm phát triển hơn đối với những trẻ khác.
Những ai khi cảm thấy cơ mình có những dấu hiệu cũng như triệu chứng liên quan đến suy tuyến yên hãy đến gặp bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ nếu những triệu chứng bệnh xuất hiện đột ngột như: rối loạn thị giác, đau nhức đầu, tụt huyết áp hay rối loạn. Trong những trường hợp này có thể do xuất huyết đột ngột vào tuyến yên. Bởi vậy, mọi người cần phải hết sức lưu ý, nên thăm khám sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ kiểm tra tổng quát, bên cạnh đó nếu phát hiện bệnh sớm sẽ đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây bệnh lý suy tuyến yên
Một số giảng viên Cao đẳng Y tế Khánh Hòa cho biết về những nguyên nhân gây nên bệnh lý này bao gồm:
+ Nghẽn mạch xương ở trong xoang, phồng động mạch cảnh, viêm động mạch thái dương, người bị chấn thương sọ não gây chảy máu não.
+ Bị viêm nhiễm gây nên bệnh lao, giang mai, nấm. màng não hay nhiễm khuẩn mủ gây viêm não.
+ Tình trạng hoại tử tuyến yên sau khi sinh: nhiễm khuẩn huyết trong thời gian sinh hay phá thai ở phụ nữ, rối loạn tuần hoàn và chảy máu nhiều, co thắt động mạch hay nghẽn tắc trong những mạch máu tuyến yên nên dẫn đến tình trạng hoạt tử thùy trước tuyến yên.
+ Nhồi máu ở trong tuyến yên ở những người mắc bệnh tiểu đường bị thoái hóa mạch máu.
* Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tuyến yên cụ thể như sau:
- Người có tiền sử chấn thương ở vùng nền sọ.
- Có tiền sử mất máu sản khoa.
- Xuất hiện những khối u tuyến yên/ sau khi tiến hành phẫu thuật lấy khối u tuyến yên.
- Thực hiện xạ trị vùng đồi tuyến yên/ những khối u não chèn lên phần thùy dưới đồi.
- Chấn thương và chảy máu ở vùng tuyến yên.
- Nhiễm trùng não hay bị úng não.
- Bị đột quỵ hay bị dị dạng bẩm sinh.
Khi không gặp phải những yếu tố trên không có nghĩa là các bạn không mắc bệnh. Vì vậy, tốt nhất khi có những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe các bạn nên đến Trung tâm/ Bệnh viện uy tín để được các bác sĩ hỗ trợ thăm khám cụ thể.
Chắc hẳn tất cả những thông tin cung cấp trên đã giúp mọi người hiểu biết hơn về bệnh suy tuyến yên và những dấu hiệu nhận biết bệnh. Khi mắc bệnh mọi người nên trao đổi với các bác sĩ để tìm được phương pháp điều trị phù hợp để không làm ảnh hướng đến tình trạng sức khỏe về sau.