Tin tức đời sống
Hút mỗi ngày 20 điếu thuốc, cụ ông bị nhồi máu cơ tim suýt chết
Bệnh viện quận Thủ Đức cho hay vừa phẫu thuật cứu sống cụ ông N.V.Đ. (69 tuổi, ngụ ở quận Thủ Đức, TP.HCM) được chuyển đến Bệnh viện quận Thủ Đức trong tình trạng huyết áp tụt, mạch chậm sau đó ngưng tim.
Qua kiểm tra, Bác sĩ Nguyễn Minh Quân - Giám đốc Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết bệnh nhân Đ. được các bác sĩ ở đây xác định nhồi máu cơ tim thành dưới thất phải giờ thứ nhất diễn tiến nặng do nhịp tim chậm. Bác sĩ bệnh viện đã huy động một ê kíp can thiệp mạch vành để cấp cứu cho bệnh nhân. Theo các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân N.V.Đ. bị nhồi máu cơ tim, chủ yếu do hút thuốc lá.
Theo người nhà của bệnh nhân thì ông Đ. hút thuốc lá suốt 10 năm qua, mỗi ngày hết 1 gói (20 điếu). Thời gian gần đây, ông Đ. thấy thỉnh thoảng có những cơn đau nhói ngực thoáng qua nên đã đến bệnh viện để khám. Hôm qua thì ông Đ bất ngờ bị ngưng tim, tụt huyết áp, nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Theo người nhà của bệnh nhân thì ông Đ. có thói quen hút thuốc lá hơn 10 năm qua, mỗi ngày ông hút 1 gói (20 điếu). Tuy nhiên, do những cơn đau ngực thoáng qua kèm khó thở rồi tự hết khi nghỉ ngơi nên ông Đ. chủ quan, nghĩ chắc mình sẽ không sao như mọi lần nên đã không cho bác sĩ biết và không muốn làm những cận lâm sàng chuyên sâu để chẩn đoán.
Bác sĩ Nguyễn Minh Quân cho biết, trước khi chuẩn bị đưa bệnh nhân lên phòng chụp mạch xóa nền (DSA) để can thiệp, nhịp tim của bệnh nhân bị block A-V độ III chậm dần và ngưng tim. Bệnh nhân đã ngay lập tức được các bác sĩ và điều dưỡng khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tim mạch nhanh chóng hồi sinh tim phổi trong 2 phút, đặt nội khí quản bóp bóng giúp thở, bệnh nhân có lại nhịp tim tần số # 40 - 45 lần/ phút. Trước đó, các bác sĩ đã hội ý và quyết định sử dụng thiết bị tạo nhịp qua da để đảm bảo được tần số tim, giữ được tính mạng bệnh nhân tạm thời đến khi tái thông được dòng chảy nhánh động mạch vành thủ phạm.
Ngay sau khi bệnh nhân được chích động mạch đùi phải và chụp động mạch vành phải, các bác sĩ gây mê hồi sức phòng DSA phát hiện bệnh nhân bị tắc hoàn toàn động mạch vành phải do huyết khối. Ê kíp đã can thiệp đã xử lý kịp thời, đi wire qua tổn thương tắc để khai thông dòng chảy nhỏ như một sợi chỉ.
Cuối cùng sau 60 phút cố gắng, cuối cùng cũng can thiệp thành công, khai thông dòng chảy nhánh động mạch vành thủ phạm. Đến chiều 12/8 thì tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định và đang được tiếp tục theo dõi. “Tình trạng tổn thương động mạch vành và biến chứng sốc tim, ngưng tim của bệnh nhân Đ. là rất nghiêm trọng, nếu bệnh nhân Đ. vào viện trễ một vài phút nữa thì nguy cơ tử vong của bệnh nhân rất cao. Chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân, bác sĩ Quân thông tin thêm.
Bác sĩ Phu Vy Vị (Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện quận Thủ Đức) cho biết, để can thiệp thành công trường hợp nguy hiểm này, các bác sĩ gây mê hồi sức luôn đảm bảo các chỉ số huyết áp, nhịp tim cho bệnh nhân bằng thuốc vận mạch, tăng sức co bóp cơ tim, cài đặt máy thở. Bác sĩ cũng đưa ra khuyến cáo mọi người khi có triệu chứng đau ngực bất ngờ, khó thở cần đến cơ sở y tế để tầm soát sớm, đừng trì hoãn điều trị vì có thể diễn tiến gây nguy hiểm tính mạng cho bản thân.
Hút một gói thuốc lá mỗi ngày tác hại kinh khủng như thế nào?
Hút một gói thuốc lá mỗi ngày tác hại kinh khủng đến gen, cụ thể theo nghiên cứu của tiến sĩ Ludmil Alexandrov một người hút 1 gói thuốc/ngày có thể tạo ra 150 gien đột biến trong phổi mỗi năm. Việt Nam hiện nay nằm trong 15 nhóm nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Trước đây chúng ta chỉ tìm thấy các bằng chứng dịch tễ học liên kết giữa việc hút thuốc lá với ung thư, còn hiện tại chúng ta tìm ra nghiên cứu ở gen và ADN.
Hút 1 gói thuốc lá một ngày trung bình mỗi năm có thể gây ra 150 đột biến gen trong phổi
Những người hút 1 gói thuốc lá một ngày trung bình mỗi năm có thể gây ra 150 đột biến gen trong phổi cho nên những người hút thuốc lá thường sẽ có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn so với những người không hút. Nghiêm trọng hơn, hút thuốc lá gây ra đột biến 150 gen trong các tế bào phổi mỗi năm, thuốc lá còn gây đột biến 96 gen trong thanh quản, 39 gen ở vòm miệng, 23 gen trong khoang miệng, 18 gen ở bàng quang, và 6 gen ở gan.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu người chết vì 17 loại ung thư được cho là có liên quan đến khói thuốc. Theo các nhà khoa học cho biết bên trong khói thuốc có chứa 7.000 hóa chất, trong đó có ít nhất 70 tác nhân gây ung thư. Hiện nay tình trạng hút thuốc tràn lan ở cả nam và nữ quá nhiều, nhất là tại Việt Nam, có thể tự do đi mua thuốc lá mà không bị kiểm soát chặt chẽ.
Dựa vào kết quả một nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho biết những người thích hút thuốc hoặc có thói quen hút thuốc lá có chỉ số những người hút thuốc lá có chỉ số thông minh (IQ) thấp hơn những người không hút thuốc.
Phó giáo sư, tiến sĩ Cao Văn Thịnh, Trưởng khoa ngoại lồng ngực-mạch máu Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết nhiều bệnh nhân phải đoạn chi do tắc động mạch vì hút thuốc lá nên phải cưa bỏ hai chân dẫn đến đi đứng khó khăn, các ngón chân bị hoại tử.
Nhiều trẻ em nhập viện trong tình trạng khó thở, lên cơn suyễn nguy kịch, do hít phải khói thuốc lá của bố và ông nội. Biểu hiện quan sát được là loạn tri giác lơ mơ do thiếu oxy máu, co kéo lồng ngực, đường thở bị co thắt nặng.
Những người nghiện thuốc lá sẽ đột biến đối với ADN cho mỗi 15 điếu thuốc lá họ hút. Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh khi ngửi mùi thuốc lá. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần thức tỉnh khi bào mòn sức khỏe bản thân bởi những thói quen khó bỏ. Bởi khi đã phát hiện và chẩn đoán mắc ung thư thì bệnh nhân đã ở vào giai đoạn phát triển và tiên lượng có sống được vài năm hoặc sớm hơn. Hút thuốc và béo phì có thể gây tổn hại thính giác lâu dài, hút thuốc và béo phì làm xáo trộn dòng máu chảy tới tai, gây thiếu oxy.
ThS.BS Nguyễn Quang, Trung tâm Nam học (BV Việt Đức) nghiên cứu với tất cả những người đàn ông đang hút thuốc lá sẽ dễ có khả năng bị hiếm muộn. Theo Giáo sư David Phillips tại Đại học Hoàng gia London (Anh) cho biết tác hại của khói thuốc không chỉ gây đột biến gen trong phổi, hoặc trong các bộ phận khác của cơ thể mà còn hầu hết ở các cơ quan tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với khói thuốc.