Tin tức đời sống

Thứ năm: 29/08/2019 lúc 10:21
Nhâm PT

Chung đụng là thói quen ăn uống tai hại dễ gây nhiễm HP

Theo các chuyên gia y tế, việc "chung đụng" như chung đũa, dùng chung nước chấm trong ăn uống dễ làm lây nhiễm các bệnh về dạ dày gây ung thư dạ dày, tá tràng.

Theo bác sĩ Cao Trang, giảng viên khoa xét nghiệm, Cao đẳng Y Dược Nha Trang, vi khuẩn HP có thể truyền từ người nhiễm sang người bình thường qua dịch tiêu hoá và nước bọt. Nguyên nhân gây nhiễm HP chính là do thói quen ăn uống "chung đụng" sai lầm của người dân.

Có bốn con đường lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori này, bao gồm: Môi trường sinh sống bẩn, nhiễm khuẩn; Ăn uống thiếu vệ sinh, Lây nhiễm qua nội soi hoặc cạo lấy cao răng với dụng cụ chưa được khử khuẩn, Lây nhiễm qua nước bọt như dùng chung bát đũa, ly chén, hôn hít, mớm cơm.Trong bốn đường lây nhiễm vi khuẩn thì lây truyền qua nước bọt là phổ biến nhất ở Việt Nam vì văn hóa ăn uống của người Việt là ăn chung bàn, gắp chung thức ăn...

Thực tế cần nhìn nhận là khi chúng ta ăn chung đũa, chấm chung một chén nước chấm hay dùng miệng bón cơm cho con rất có thể làm phát tán vi khuẩn HP gây nên bệnh viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Gắp thức ăn cho nhau, chấm chung một chén mắm, uống chung một ly nước, mớm cơm cho con...là những thói quen thường gặp ở mỗi bữa ăn gia đình, nhất là gia đình Việt Nam. Cũng theo khuyến cáo của PGS-TS Nguyễn Hữu Đức, giảng viên khoa Dược ĐH Y Dược TP.HCM, việc ăn uống chung đụng có thể gây ra các vi khuẩn gây bệnh lây nhiễm thông qua đường vị. Ông lấy ví dụ nếu bản thân ai đó có vi khuẩn HP trong cơ thể, khi gắp thức ăn cho người khác, chúng ta sẽ vô tình lây nhiễm vi khuẩn có hại này sang cho người khác thông qua đôi đũa của mình.

Vi khuẩn HP, Helicobacter Pylori, là loại vi khuẩn duy nhất có thể sống trong môi trường acid của dịch vị dạ dày. Vi khuẩn HP tồn tại ở phần sâu của lớp nhầy bao phủ bởi niêm mạc dạ dày, chúng tiết ra enzym urease gây độc cho tế bào niêm mạc. Vi khuẩn HP, Helicobacter Pylori còn làm ngăn cản quá trình tổng hợp chất nhầy, thay đổi sự phân bố chất nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày khiến cho dịch vị acid dạ dày tiếp xúc trực tiếp với thành dạ dày gây tổn thương và phá hủy thành dạ dày.

TS.BS Phạm Nguyên Quý, làm tại bệnh viện Trung ương Kyoto Min-iren (Nhật) cho biết, vi khuẩn HP là một nguyên nhân quan trọng gây loét dạ dày, hành tá tràng và là yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày đối với chúng ta. 

Vi khuẩn HP, Helicobacter Pylori gây bệnh dạ dày có nhiều trong nước bọt, cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh sau đó sẽ lan truyền sang người lành chủ yếu qua đường ăn uống. Theo tổ chức Y tế Thế giới, WHO, cũng chỉ ra rằng ở các nước có tỷ lệ dùng đũa gắp thức ăn cho nhau cộng với vệ sinh môi trường kém thì hầu hết trẻ em (90%) bị nhiễm viêm gan siêu vi A trước 10 tuổi.

Khi chúng ta đều ăn cùng mâm, gắp cùng đĩa thì tỷ lệ nhiễm HP cao gấp rưỡi thế giới (70% so với 45%). Vì dùng đũa để chia, gắp thức ăn, cũng như hôn hít, mớm cơm cho con cháu, tỷ lệ trẻ em Việt Nam chúng ta nhiễm HP cao gấp 4 lần thế giới (86-96 % so với 20%). Được biết hiện nay, ung thư dạ dày đứng hàng thứ hai trong 10 loại ung thư nguy hiểm thường gặp nhất ở nước ta.

Tại Việt Nam, tỷ lệ viêm loét dạ dày - tá tràng ngày càng tăng, đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa, thủ phạm chính gây bệnh là vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP được xếp vào nhóm đứng đầu gây ung thư dạ dày.

Ăn uống "chung đụng" làm phát tán rất nhanh vi khuẩn HP vào dạ dày

Ăn uống "chung đụng" làm phát tán rất nhanh vi khuẩn HP vào dạ dày

Khi ăn uống người Việt luôn có thói quen dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác để tỏ sự hiếu khách, một số người còn dùng đũa "khua khoắng" hết miếng này đến miếng khác trên đĩa chung trước khi gắp được một miếng ưng ý. Trên bàn nhậu, mọi người uống tràn lan cốc này sang cốc kia không rõ của ai, thậm chí còn đưa ly cho người khác nhấp môi một ngụm hoặc dùng chung ly uống rượu. Chính thói quen ăn uống tưởng như thân tình này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn để vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể nhanh nhất. Ngoài ra, sở thích ăn uống ở hàng quán vỉa hè kém vệ sinh càng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn HP, thậm chí viêm gan siêu vi A.

Vì thế, muốn ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn HP và giảm nguy cơ ung thư dạ dày, chúng ta phải ngăn chặn ngay sự lây lan vi khuẩn HP qua nước bọt, cải tạo vệ sinh môi trường và vệ sinh ăn uống, không hôn hít, mớm cơm cho trẻ, dùng đũa hai đầu, đũa riêng biệt khi gắp đồ ăn trong đĩa. Để hạn chế nhiễm khuẩn HP trong cộng đồng, mọi người nên tập thói quen giữ vệ sinh cá nhân và tránh chung đụng trong ăn uống. Tốt nhất nên dùng phần ăn riêng, nhất là nước chấm. Khi dùng đũa cá nhân tránh để đũa chạm vào những phần thức ăn còn lại, gắp nhanh và dứt khoát, không khua khoắng. Không nên dùng chung ly uống nước,  rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, không liếm nước bọt khi đếm tiền, lật giấy…

Vi khuẩn HP có thể phát hiện và điều trị sớm

Theo bác sĩ, vi khuẩn HP rất dễ lây thông qua đường tiêu hóa, nhiễm HP là một trong những nhiễm khuẩn mạn tính thường gặp nhất ở người. Tuy nhiên có thể phát hiện và điều trị sớm. Phương pháp kiểm tra HP đơn giản nhất là xét nghiệm máu, phương pháp này cho biết bạn đã từng tiếp xúc với vi khuẩn HP hay chưa (trong vòng 6 tháng) thông qua việc tìm kháng thể. Bạn nên duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ hàng năm để tầm soát HP hiệu quả nhất, không nên để đến khi có triệu chứng bệnh dạ dày nghiêm trọng mới đi khám thì việc điều trị dứt điểm sẽ trở nên khó khăn hơn.

Theo dõi cơ thể nếu thấy hay bị ợ chua, đau dạ dày, khó tiêu có thể xét nghiệm phân ngay để tìm kháng nguyên HP. Trong trường hợp bạn có kết quả dương tính, chứng tỏ rằng HP đang tồn tại và gây bệnh. Khi đó cần xét nghiệm thêm hoặc nội soi dạ dày để phát hiện ung thư dạ dày hay không, đồng thời chẩn đoán xác định chính xác về tình trạng nhiễm khuẩn HP. Thói quen e ngại trong khám sức khỏe định kỳ đã khiến cho nhiều người có nguy cơ cao mắc ung thư. 

Không phải trường hợp nhiễm khuẩn HP nào cũng gây ra ung thư dạ dày, nhưng trong tổn thương ung thư dạ dày thường có sự xuất hiện của vi khuẩn HP. Nếu trong gia đình có cha mẹ, anh chị em ruột bị bệnh ung thư dạ dày thì bạn cần đề cao cảnh giác không để mình bị lây nhiễm HP. 

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống chính là yếu tố làm tăng khả năng ung thư dạ dày. Những người ăn nhiều thịt bảo quản, bao gồm thịt xông khói, xúc xích và giăm bông… đồ ăn chế biến sẵn dễ bị lây bệnh đường ruột. Ngược lại những người ăn chay (trái cây tươi, rau quả) có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Thói quen ăn uống đồ ăn sẵn sẽ dễ bị lây bệnh đường ruột

Thói quen ăn uống đồ ăn sẵn sẽ dễ bị lây bệnh đường ruột

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter sẽ làm gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày.  Vi khuẩn Helicobacter gây viêm dạ dày teo mãn tính nghiêm trọng và điều này có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Thuốc lá và rượu: Hút thuốc lá và rượu cũng được cho là nguyên nhân tương tác với vi khuẩn và gây bệnh. Theo kết quả nghiên cứu có khoảng 1/5 trường hợp mắc ung thư dạ dày được cho là gây ra do hút thuốc. Nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở những người hút thuốc cao gấp đôi so với người không hút thuốc. 

Một số yếu tố khác:

- Trong gia đình có tiền sử mắc ung thư dạ dày.

- Nam và nữ giới mắc ung thư thực quản, ung thư da, ruột, ung thư tuyến giáp và ung thư hạch...

- Nam giới mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bàng quang hay ung thư tinh hoàn.

- Phụ nữ mắc ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

1 hành khách nhiễm Covid-19 đi xe khách, cách ly hàng loạt nhân viên bến xe

1 hành khách nhiễm Covid-19 đi xe khách, cách ly hàng loạt nhân viên bến xe

Sau khi chở một hành khách bị nhiễm Covid-19, hiện có 2 nhân viên của xe khách tuyến Việt Trì-Cửa Lò xuất hiện biểu...
38 học sinh ở Vĩnh Phúc sốt, ho, khó thở đang được theo dõi

38 học sinh ở Vĩnh Phúc sốt, ho, khó thở đang được theo dõi

Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 38 học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở hiện đang được theo dõi sức khoẻ là một trong...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)