Tin tức đời sống

Thứ ba: 07/01/2020 lúc 14:37
Nhâm PT

Bộ Y tế: Việt Nam chưa cấp phép cho bất kì loại thuốc giải rượu thần tốc nào

Trước sự xuất hiện của hàng loạt quảng cáo sản phẩm thuốc giải rượu thần tốc trên thị trường, bộ Y tế đã lên tiếng cảnh báo người dân.

Luật phòng chống sử dụng bia rượu khi lái xe được áp dụng nghiêm ngặt đã khiến nhiều nhiều người tìm kiếm những sản phẩm được quảng cáo là "giải rượu thần tốc" giúp các "ma men" thoát kiểm tra nồng độ cồn, tự tin đi trên đường.

Gây “sốt” nhất những ngày qua là một loại sản phẩm “kẹo giải rượu” Hàn Quốc, được nhiều người bán hàng online quảng cáo trên mạng xã hội với nhiều tác dụng thần kỳ. Loại kẹo này được quảng cáo là mềm dễ nhai, với thành phần chính là Curcumin 30mg được chiết xuất từ tinh bột nghệ, củ sả và hương xoài thơm nên giúp xả nhanh lượng cồn trong cơ thể. Khi uống rượu chỉ cần nhai viên kẹo là sẽ hết “mùi cồn”.

Một loại nữa là viên giải rượu của Mỹ này có thể uống trước hoặc sau khi uống bia, rượu khoảng 30 phút thì dù có uống 2 hay 10 cốc bia cũng không còn nồng độ cồn trong người nữa.

Tương tự, đánh trúng tâm lý người tiêu dùng, chủ tài khoản T.V. còn đăng hẳn một video quảng cáo về thứ men “thần thánh” của mình. Trong clip chị này khẳng định: “Cả Việt Nam không có loại men thứ 2 giống vậy. Bởi tác dụng loại 'men khử nồng độ cồn' này có thể: khử được nồng độ cồn, chống say rượu và làm tăng khả năng uống được gấp đôi nồng độ cồn mà không mệt, không say, không khát nước”. Để tăng sự tin tưởng, chị V. còn khẳng định, loại men trên được làm bằng men vi sinh, men sống nên rất an toàn.

Chẳng biết tác dụng của những loại men, kẹo đó “thần kỳ” đến đâu, có bao nhiêu người đã tin tưởng để mua về sử dụng, nhưng các chuyên gia trong lĩnh vực y tế đều khẳng định, “không có loại thuốc hay kẹo nào có tác dụng giải rượu thần tốc như lời đồn”. Do đó, người dân không nên mua về sử dụng tránh tình trạng tiền mất nhưng tật thì lại mang.

Ngoài ra còn một loại giải rượu nam dược được nhập khẩu là dạng nước, quảng cáo là được điều chế từ những loại thảo dược nên rất tốt cho sức khỏe và an toàn, giúp chuyển hóa nồng độ cồn trong người sang một dạng khác (??).

Trước thực trạng này, đại diện Cục Quản lý dược - Bộ Y tế đã lên tiếng cảnh báo, khẳng định: Tại Việt Nam chưa một sản phẩm dược phẩm nào được cấp phép lưu hành có công dụng giải rượu thần tốc hay “thổi bay nồng độ cồn” như vậy.

Theo Cục Quản lý dược, ngay cả trên thế giới cũng chưa có loại thuốc nào chứng minh được công dụng này. Hiện chỉ có một số thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển hoá, làm tăng việc đào thải qua gan, giảm hấp thu rượu chứ không thể làm hết nồng độ cồn trong máu cũng như hơi thở.

PSG.TS Trần Nhân Thắng, Trưởng Khoa Dược - Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, chắc chắn không có loại thuốc hay sản phẩm nào có tác dụng "thổi bay" được nồng độ cồn trong chốc lát.

Theo ông Thắng, trên thực tế có một số thuốc gây cảm ứng enzym gan, giúp gan tăng cường chuyển hoá, đào thải rượu. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được dùng trong cấp cứu y khoa (nghiện rượu, ngộ độc…) với sự chỉ định của bác sĩ. Quá trình sử dụng thuốc phải được theo dõi chặt chẽ tại cơ sở y tế vì có thể gây ra phản ứng nguy hại cho sức khoẻ.

Chuyên gia này cũng khẳng định, với một đơn vị cồn (khoảng 300ml bia hoặc 30ml rượu) thì cơ thể người bình thường phải mất đến 1 giờ đồng hồ để đào thải hết. Nhưng nếu dùng thuốc, kể cả loại đang dùng trong y khoa như đã nói ở trên thì quá trình chuyển hóa có thể diễn ra nhanh hơn, trong khoảng từ 30-45 phút, chứ không “thần tốc” như các loại thực phẩm chức năng hay men đang bán trên mạng. “Không thể thổi bay trong chốc lát nồng độ cồn trong máu được”, bác sĩ Thắng khẳng định.

Về việc nhiều “ma men” dùng sản phẩm giải rượu để tiêu diệt nồng độ cồn, Tiến sỹ, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Xiêm (Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội) cho rằng: “Theo quy định, tất cả những người sử dụng phương tiện không được uống rượu bia, dù là có mùi cũng bị phạt. Vậy nên, rất nhiều người đã lợi dụng vào điều này để đưa ra các bài thuốc hoặc sản phẩm giải rượu kiếm tiền.

Thực tế, trên thị trường chưa có bất kỳ sản phẩm nào giúp chống say rượu hoặc giải rượu nhanh. Một số bài thuốc dân gian giải rượu phải có thời gian dài. Dù có uống ngay lúc đó đi chăng nữa cũng không thể đẩy hết mùi rượu”.

“Vì thế, chúng ta không nên tin vào những lời quảng cáo tràn lan trên mạng. Hãy tuân thủ đúng luật và quy định đã đề ra để bảo vệ cho chính mình và người thân, để không phải sử dụng đến các sản phẩm giải rượu không rõ nguồn gốc”, ông Xiêm khuyến cáo.

Theo Cao đẳng Y Dược Nha Trang tổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

1 hành khách nhiễm Covid-19 đi xe khách, cách ly hàng loạt nhân viên bến xe

1 hành khách nhiễm Covid-19 đi xe khách, cách ly hàng loạt nhân viên bến xe

Sau khi chở một hành khách bị nhiễm Covid-19, hiện có 2 nhân viên của xe khách tuyến Việt Trì-Cửa Lò xuất hiện biểu...
38 học sinh ở Vĩnh Phúc sốt, ho, khó thở đang được theo dõi

38 học sinh ở Vĩnh Phúc sốt, ho, khó thở đang được theo dõi

Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 38 học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở hiện đang được theo dõi sức khoẻ là một trong...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)